Languages
EN VI
Cách nuôi Gà Đá:

I.Hướng dẫn cách nuôi gà đá lực mạnh

Để nuôi thành công một con gà chọi không hề đơn giản.Bởi nuôi không phải để giết thịt mà để đá đấu, chọi. Kinh nghiệm hiệu quả từ người Thái là dùng thuốc để nuôi gà đá nhưng thật sự cách làm này thực sự gây hại cho gà .Vì thế BioSpring không giới thiệu nhiều về phương pháp này. Nếu không dùng thuốc chúng ta sẽ làm gì? Vạn sự khởi đầu nan, chúng ta cần chọn giống gà đá thật tốt từ bé. Theo những chia sẻ của chuyên gia có tiếng về cách nuôi gà đá lực mạnh, không phải cả đàn đều có thể làm giống được mặc dù gà cha xuất chúng, gà mẹ rặc dòng. Ai nghĩ như vậy là sai lầm, những con xương yếu, chậm lớn, hoặc có biểu hiện không tốt cần phải loại bỏ ngay từ đầu. Những con còn lại cần đợi tới tháng thứ 3 để tiến hành chọn lựa. Việc lựa gà không thể đánh giá qua một lần mà phải bằng nhiều đợt. Những điểm cần xem xét để lựa được giống tiềm năng là : xem vóc dáng, tướng mạo và vảy chân.

Để gà đá có lực mạnh cần chọn gà mẹ như thế nào ?

Là một yếu tố then chốt trong tuyển tập hướng dẫn cách nuôi gà đá, BioSpring nhận ra rằng trong nhà họ chỉ nuôi một dòng mái họ ưng ý nhất. Không có một ai nuôi nhiều gà mái, bởi vì họ sợ mái lạc ra ngoài thiên hạ sẽ có giống tốt của mình. Chúng tôi từng gặp người có cả trăm gà trống đi đá độ nhưng chỉ vỏn vẹn mươi con mái là nhiều. Như đã nói phía trên mỗi lứa sinh ra đều được chọn lựa kỹ càng và những con mái không đạt yêu cầu sẽ bị giết thịt và tất nhiên dù được trả giá cao ngất nhưng họ cũng không chịu bán đi.

Kỹ thuật vần gà chuẩn xác luyện gà chọi đòn

Vần gà là một trong các kỹ thuật quan trọng mà bạn cần thực hiện đều đặn để chú gà của mình sung sức hơn. Có ba hình thức vần như sau: Gà vần gà, hay gọi là vần đòn, vần hơi: Vớihình thức này, bạn cuốn quanh chân hai chú gà chọi lại, bịt mỏ để chúng tự ‘quần thảo’ với nhau. Gà vần người, hay gọi là tập bộ, bao gồm hình thức ‘quay thóc’: Bạn sẽ đóng vai như người tập luyện cùng chiến kê của mình. Hai gà chạy lồng: 2 chú gà chọi sẽ được nhốt cùng chung vào một chiếc lồng để luyện chạy đuổi nhau. Khi đó, bạn ngồi ngoài để đếm số vòng chạy của chúng. Tuy nhiên, để gà đá có lực, bạn cần biết vần gà theo các mức độ trong quá trình nuôi. Nguyên tắc vẫn phải vần theo mức độ tiêu năng lượng từ ít đến nhiều qua các hình thức từ đơn giản tới phức tạp. Và khi gà đã đạt mức tiêu hao năng lượng đỉnh điểm rồi thì bạn hạ dần mức độ xuống để chúng thích nghi và giữ được một thể lực hoàn chỉnh. Sau đây là công thức vần gà chung trong cách nuôi gà đá lực mạnh nhé: + Vòng 1: Bạn vần 1 hồ đòn 15 đến 20 phút rồi cho gà nghỉ 8 ngày, vần 1 hồ hơi 30 đến 40 phút rồi cho gà nghỉ 7 ngày. + Vòng 2: Vần 2 hồ đòn 17 đến 25 phút rồi cho gà nghỉ 14 – 20 ngày, vần 2 hồ hơi 30 đến 40 phút rồi cho gà nghỉ 10 ngày. + Vòng 3: Vần 3 – 4 hồ đòn trong khoảng 17 đến 25 phút rồi cho gà nghỉ 21 – 28 ngày bắn chân 7 phút, tiếp khoảng ba ngày sau thì vần 4 hồ hơi từ 30 đến 40 phút rồi cho nghỉ 10 ngày bắn chân 7 phút. Cuối cùng, khoảng 4 ngày sau bạn cho gà bắn chân 10 phút rồi nghỉ bảy ngày trước khi cho chiến đấu.

2. Cách luyện tập cho gà đá có lực?

+ Kỹ thuật vào nghệ Thực ra để chiến kê của bạn có sức chịu những đòn hiểm và có khả năng phát lực khi tung đá hay để cơ thể săn chắc phụ thuộc rất rất nhiều ở kỹ thuật này. Đầu tiền, bạn dùng nghệ trong miền nam nấu với muối, có thể là phèn chua hay một số thuốc đặc dụng, cứ nấu cho tới khi độ sánh tốt là ổn. Tiếp theo, hãy dùng cọ hoặc bàn chải để bôi lên khắp thân thể của gà. Và nếu ai chưa ghi nhớ 2 lưu ý sau đây, cần tìm hiểu lại về cách nuôi gà đá lực mạnh lần nữa: Phải vào nghệ nhiều ở những vùng mà gà hay dính đòn ví dụ như mặt, đầu,lưng, cổ, cánh, hốc nách, ngực, vai… và không ngoại trừ những vùng thường tích mỡ như gầm bụng, mông v.v.. Riêng khoeo gối và phần đùi thì vào nghệ nhạt bớt, vào nhật là bởi vì để tránh trường hợp gà bị cứng cựa không thể đá được.

+ Cách ra nghệ cho gà chọi đòn Nếu đã áp dụng xong kỹ thuật vào nghệ trên khoảng 6 tiếng thì bạn cần phải tiến hành công đoạn “ra nghệ”. Việc này được chia ra làm 3 lần như sau: Lần 1: Phun nước chè đồng thời dùng tay xoa cho bớt nghệ. Lần 2: (Sau lần 4 tiếng) Tiếp tục phun nước chè và cũng xoa đều cho bớt nghệ. Lần 3: Trước khi ra nghệ, tiến hành tập quay thóc cho gà, sau đó cho ra nghệ bằng cách om chè tươi xong phun tắm khô cùng rượu hay cùng nước đun sôi để nguội.

+ Quần sương dãi nắng Quần sương – dãi nắng là 1 hình thức khổ luyện giúp gà sở hữu sự chịu đựng dẻo dai. Chiến kê của bạn phải trải qua những thời tiết khắc nghiệt, dù nắng nóng hay mưa lạnh hay , thậm chí cả khi sương dày đặc thì gà vẫn bắt buộc phải phơi mình luyện tập để có được một sức khỏe đột phá và khả năng chịu được những đòn nặng. Hằng ngày, bạn nên cho gà dãi nắng khoảng 60 phút buổi trưa. Tuy nhiên, trong quá trình phơi nắng, phải đặt gà trên nền ẩm, mát và để trong lồng một cốc nước. Còn nếu như thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ cao khoảng 34 tới 35 độ thì trước khi phơi, bạn nên cho gà uống thêm một chút sâm để đảm bảo sức khỏe.

+ Cách om chườm luyện gà chọi đòn Om chườm là một kỹ thuật nuôi gà chọi quan trọng mà BioSpring không thể bỏ qua trong bài viết hướng dẫn cách nuôi gà đá bởi nó giúp làm tăng sức bền, tăng khả năng chịu đòn, tăng lực đá và giúp cho cơ thể gà được săn chắc hơn. Để có được 1 nồi om chuẩn, bạn tiến hành nấu nước sôi với củ nghệ, ngải cứu, cau khô và muối. Sau đó, tiến hành om nóng khoảng 10 tới 15 phút và thực hiện tiếp các thao tác om chườm trên cơ thể gà. Đặc biệt lưu ý sau khi nấu xong, không được để quá 4 ngày.

Cách nuôi gà đá có lực với chế độ dinh dưỡng tốt

Cũng giống như con người chúng ta thì gà cũng cần bổ sung các loại thức ăn cho gà, chú gà chọi có đầy đủ sức khỏe khi được cung cấp những các dinh dưỡng cần thiết. Ngoài thóc, bạn có thể bổ sung thêm ngũ cốc, thịt động vật như thạch sùng, ếch nhái, giun, dế… thậm chí có thể là thịt bò nấu chín. Nếu được nuôi với chế độ dinh dưỡng cao cấp như vậy, chiến kê của bạn chắc chắn sẽ sở hữu một sức khỏe bền bỉ, khả năng chịu đòn dai và sức đá “trời giáng”

- Cách bảo quản cựa gà

Thông thường cựa gà sau khi sử dụng một thời gian sẽ bị ra teng, ố, đốm rỉ..... nếu các bạn không đá thường xuyên các bạn có thể bỏ vào tủ lạnh thì sẽ giữ được độ bóng và không bị rỉ sét.... Đối với ae nào đi đá thường ae có thể bảo quản bằng dầu máy, nhớt , dầu lửa để không bị rỉ sét còn đối với ae nào muốn cựa bóng mảnh ae ra tiệm mua 1 tép kem đánh bóng rồi lấy giấy nhám loại nhám nhật ( độ mịn 800) đánh nhám trước rồi lấy kem đánh bóng đánh đi đánh lại khi nào sáng như ý thì bỏ vào bao da. Không tự ý nung đỏ cựa , vì khi ae nung đỏ vậy thép sẽ giòn và dễ gãy ( phải biết chui cựa mới làm được )